Bộ Điều Khiển Tụ Bù: Cấu Tạo Và Hướng Dẫn Lắp Đặt Chi Tiết

Bộ điều khiển tụ bù

Bộ điều khiển tụ bù được sử dụng rộng rãi cho nhiều công trình. Nắm được cấu tạo sẽ giúp bạn có được cách lắp đặt an toàn, đúng kỹ thuật.

Tụ bù, hay bộ điều khiển tụ bù, là thiết bị được sử dụng để tăng hiệu suất dòng điện. Nhờ đó có thể giảm tải được lượng điện năng, giảm khoản chi trả hóa đơn điện mỗi tháng. Trong các công trình dân dụng lớn hoặc công nghiệp, tụ bù được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được cấu tạo, chức năng của tụ bù. Đồng thời, cách lắp đặt nó cũng không đơn giản. Cùng EPM tìm hiểu các vấn đề này ngay sau đây.

Cấu tạo, chức năng của bộ điều khiển tụ bù

Tụ bù điện áp được cấu tạo từ một hệ gồm 2 vật dẫn đặt cạnh nhau. Giữa hai vật dẫn này sẽ được ngăn cách bằng lớp cách điện. Toàn bộ chúng sẽ được đặt trong 1 chiếc bình hàn kín có 2 đầu cực được đưa ra ngoài

Bộ điều khiển tụ bù giúp đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định
Tụ bù đảm bảo cho hệ thống điện hoạt động ổn định, tiết kiệm điện năng

Tụ bù có chức năng bù công suất phản kháng. Nó sẽ nâng cao hệ số công suất cos phi, đảm bảo được lưới điện hoạt động hiệu quả. Từ đó có thể mang đến rất nhiều công dụng hữu ích:

  • Giảm tổn thất điện cho đường dây truyền điện. Khi đường truyền bị tổn hại, thì hiệu suất của phụ tải cũng bị giảm đáng kể. Điều này sẽ được khắc phục khi bạn lắp đặt tụ bù.
  • Giúp hệ thống máy móc hoạt động hiệu quả, đặc biệt khi phải sử dụng những đường dây có khoảng cách khá xa.
  • Công suất phản kháng của đường truyền được giảm đi đáng kể. Do đó chi phí cho tiêu thụ điện năng cũng sẽ được giảm bớt. Bạn sẽ không còn phải đau đầu trước hóa đơn điện hàng tháng nữa. Cũng vì lợi ích này, hiện nay hầu như nhà xưởng hay đơn vị sản xuất nào cũng ưu tiên lắp đặt tụ bù. 

Xem thêm: Tủ Điện Điều Khiển – Vai Trò Của tủ Điện Điều Khiển

Đặc tính kỹ thuật chính của bộ điều khiển tụ bù

Tụ bù gồm 2 loại cơ bản: Tụ bù dầutụ bù khô. Bộ điều khiển tụ bù thường được trang bị thêm cuộn kháng lọc sóng. Đây chính là phụ kiện quan trọng giúp tủ tụ bù có tuổi thọ tốt, hệ thống điện cũng ổn định hơn.

Xem thêm: Tổng quan về đồng thanh, đồng thanh cái

Bộ tụ bù hoạt động theo nguyên lý đo độ lệch pha giữa điện lưới và điện áp. Thông qua đó, tụ bù có thể điều chỉnh để dòng điện có được định mức ổn định. Nhờ vào điều này, các thiết bị sử dụng điện có thể vận hành trơn tru nhất.

Thiết kế của tụ bù điện khá thông minh. Nó tối ưu hóa các quá trình đóng cắt và cũng được thiết kế đa dạng theo từng nhu cầu sử dụng. Mỗi bộ tụ bù hoàn chỉnh luôn gồm nhiều yếu tố kỹ thuật cấu thành:

  • Sử dụng bộ xử lý đóng cắt thông minh.
  • Tự động đổi cực tính.
  • Hiển thị chi tiết các thông số của dòng điện.
  • Có báo động khi có các sự cố lưới điện.

Hướng dẫn lắp đặt bộ điều khiển tụ bù

  • Xem xét kích thước dập lỗ cho các bộ điều khiển. Thông thường sẽ có bảng hướng dẫn đi kèm với sản phẩm.
  • Chọn mức điện áp phù hợp với tủ bù. Chọn loại điện áp 220V hoặc 415. Thường thì tụ bù dân dụng sẽ là loại 220V, tụ bù công nghiệp sẽ là loại 415V
  • Chọn sơ đồ đấu dây theo các hướng dẫn đi kèm thiết bị.
Lắp đặt bộ điều khiển tụ bù cần tuân thủ quy trình kỹ thuật cơ bản
Lắp đặt bộ điều khiển tụ bù cần tuân thủ quy trình kỹ thuật cơ bản

 

Sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù

Chúng ta sẽ tham khảo sơ đồ đấu dây bộ điều khiển tụ bù Mikro để hiểu rõ hơn về cách lắp đặt tụ bù điện:

Sơ đồ đấu dây điện áp
Sơ đồ đấu dây với điện áp nuôi là 380V hoặc 415V

 

Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển tụ bù

Mỗi loại tụ bù công suất sẽ có một sơ đồ cài đặt khác nhau. Sau khi hoàn tất quá trình cài đặt, người dùng có thể điều khiển được tụ bù điện thông qua hệ thống nút bấm cũng như có hệ thống đèn báo để biết đc tình trạng hoạt động của tụ bù. Bạn có thể tham khảo các cài đặt của tụ bù Mikro sau đây:

Bộ điều khiển tụ điện
Cài đặt bộ điều khiển tụ bù Mikro

Quy trình như sau:

  • Cài đặt hệ số cos phi.
  • Cài đặt hệ số C/K. Một vài bộ tụ bù sẽ tự động điều chỉnh hệ số C/K. Còn thông thường thì người dùng sẽ tự thiết lập. Khi tự thiết lập, độ tương thích và chính xác cũng cao hơn, từ đó bộ điều khiển hoạt động ổn định hơn.
  • Cài đặt các bước tụ.
  • Cài đặt chương trình điều khiển cho tụ bù

Xem thêm: Báo giá dây cáp điện mới nhất 2021

Các thông số cần lưu ý khi cài đặt bộ điều khiển tụ bù

Khi lắp đặt cũng như cài đặt hoạt động cho bộ điều khiển tụ bù, cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật thiết bị sau đây:

  • Hệ số công suất của tụ bù. Hệ số công suất tùy vào từng đặc thù công trình. Tuy nhiên hệ số nên lớn hơn 0,9. Nếu nhỏ hơn chỉ số này, người sử dụng sẽ bị phạt VC.
  • Hệ số C/K: Hệ số này thể hiện thời gian trễ khi đóng cắt dòng điện. Hệ số C/K sẽ được tính toán dựa trên cấp tụ nhỏ nhất.
  • Độ nhạy của thiết bị: Độ nhạy thể hiện tốc độ đóng ngắt của tụ điện. Độ nhạy càng lớn thì tốc độ đóng ngắt càng chậm.
  • Thời gian đóng lặp lại: Nên thiết lập sao cho thời gian này lớn hơn thời gian xả/ nạp của tụ bù.

Nhìn chung, lắp đặt Bộ Điều Khiển Tụ Bù không quá phức tạp với những kỹ thuật chuyên nghiệp. Tuy nhiên với người không có kiến thức chuyên môn thì sẽ rất khó đảm bảo được việc lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Vì vậy, tốt nhất bạn cần nhờ đến các thợ điện chuyên nghiệp hỗ trợ lắp đặt. Như vậy, tụ bù sẽ phát huy hiệu quả tối đa cũng như có được độ bền lý tưởng nhất.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

facebook
messenger
zalo
hotline